Những “cơn buồn” nguy hiểm của bà bầu sau sinh

Theo thống kê từ một nghiên cứu của bệnh viện (BV) Từ Dũ kết hợp với BV Tâm thần TP.HCM, có khoảng 12,5% sản phụ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Trong đó, số ca nặng chiếm 5,3%. Theo ghi nhận tại BV Hùng Vương, tỷ lệ sản phụ có những “cơn buồn thoáng qua” sau sinh lên đến hơn 40%.
Có hẹn với đối tác ăn tối ở nhà hàng nên anh N.V.Bình (ngụ ở Q.Thủ Đức, TP.HCM) không thể về sớm. Chỉ có vậy mà trong lúc trao đổi với khách, anh nhận được tin nhắn hờn trách của vợ: “Chán quá! Muốn chết đi cho rồi!”. Hốt hoảng, anh vội chạy về với vợ. Gặp anh tại phòng khám của BV Tâm thần TP.HCM, anh Bình lo lắng cho biết, từ sau khi sinh đến nay, vợ anh luôn rơi vào tâm trạng bất an, buồn chán. Biết là vợ mới sinh phải “chôn chân” ở nhà, không được đi đâu, lại phải chăm con khó nhọc nên anh hết sức thông cảm với vợ. Vậy nhưng, chị cứ suốt ngày than thở, đòi tự tử.

Trường hợp chị N.C.Minh (Q.6) cũng tương tự. Chỉ vì mới sinh, chưa có sữa cho con, phải cho con bú bình mà chị bị stress. Ai hỏi thăm đến em bé, chị cũng cáu gắt, bực bội. Chị Ng.T.Khuê (Q.1), từng là một sản phụ trải qua giai đoạn khó khăn do mắc chứng trầm cảm sau sinh cho biết: “Cảm giác rất dễ tủi thân, luôn luôn cảm thấy bất lực, yếu ớt, buồn chán. Có khi chỉ vì một chuyện nhỏ, một lời nói vô ý mà cảm thấy “muốn chết đi cho rồi!”.
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất thường gặp. Sau khi vượt cạn, nhiều sản phụ bỗng nhiên rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được trạng thái quân bình cảm xúc. Họ có thể dễ vui, dễ buồn mà không có lý do. Họ dễ rơi vào trạng thái dễ bị kích thích, khó ngủ, ăn uống không thấy ngon miệng.
Sự quan tâm của gia đình là liều thuốc giúp các bà mẹ sớm vượt qua chứng trầm cảm sau sinh – Ảnh: Internet.

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ sau khi sinh con. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi hoặc rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt; thường rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, mất ngủ, thiếu tập trung. Nhiều bà mẹ lại cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại.
Nhiều sản phụ lại nghĩ “có bệnh trong người” khi luôn thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng khi khám, bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên họ có thể thao thức đến gần sáng. Vài người bị mất ngủ, ngủ không liên tục, hay thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
TS-BS Lê Thị Thu Hà, Khoa Khám, BV Từ Dũ cho biết: “Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng; có thể thoáng qua hoặc kéo dài”. May mắn, đây là bệnh có thể điều trị và dự phòng. Tuy vậy, theo các bác sĩ, cần phải phát hiện sớm, không để những “cơn buồn thoáng qua” này ám ảnh sản phụ khiến bệnh tình trở nặng hơn. Có trường hợp trầm cảm nặng chuyển sang chứng ảo thanh mệnh lệnh, người mẹ luôn nghe một giọng nói bắt mình gây hại cho đứa con.
Đối với chứng trầm cảm sau sinh, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Để nhận biết sớm chứng trầm cảm sau sinh, theo BS Thu Hà, gia đình phải để ý đến các biến chuyển tâm lý của sản phụ. Một triệu chứng thường gặp ở những sản phụ mắc bệnh trầm cảm sau sinh là mất hứng thú tình dục. Trong trường hợp này, các ông chồng thay vì “hờn dỗi” vợ thì nên kiên nhẫn, cố gắng an ủi để vợ sớm hồi phục. Nếu chứng trầm cảm không thuyên giảm, gia đình đừng ngần ngại thuyết phục sản phụ đến khám tâm lý, tâm thần để được điều trị sớm.

ST
Share on Google Plus

VỀ Unknown

ĐẶC SẢN NGON VÀ LẠ THY VÂN: CHẢ BÒ, GIÒ ME, TRÉ, NEM, BÒ 1 NẮNG, NAI 1 NẮNG,... http://chabochinhieudanang.vn/ - http://www.dacsanthyvan.com/
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

MẸ VÀ BÉ

XEM NHIỀU TRONG TUẦN

GIẢI TRÍ

ẨM THỰC

XEM NHIỀU TRONG THÁNG